- “Không cần phải chịu đựng! Tận dụng ngay những cách gỡ bỏ Microsoft Store trên Windows 10 chỉ với vài thao tác đơn giản” – Sửa Máy Tính chia sẻ.
- “Tìm hiểu sự thật: Trường THCS và THPT Võ Nguyên Giáp – Thiên đường học tập hay địa ngục của học sinh?”
- Cốc Cốc: Lý do tại sao bạn không thể tải video về máy tính!
- Tìm hiểu File VOB và biết cách chuyển đổi sang các định dạng video phổ biến như MP4, MOV, MKV, AVI – Thủ thuật máy tính cho người mới bắt đầu – Sửa Máy Tính
- Khám phá bí mật: Download đề thi minh họa Hóa 2019 miễn phí cùng lời giải chi tiết!
- “Khám phá nguyên nhân và cách sửa ổ cứng laptop khi đang ‘lúc nhận, lúc không'”
- “Cẩm nang 5G: Sự thật về công nghệ đang ‘làm mưa làm gió’ này, hoạt động ra sao và liệu Việt Nam có sớm dùng được không?”
- Tuyệt chiêu tạo mục lục siêu nhanh trong Word 2019!
- “Khắc phục vấn đề chậm khởi động ứng dụng trên Windows 10: Bí kíp tăng tốc độ nhanh chóng!”
- Khám phá phiên bản độc đáo của YouTube for Android TV với nhiều tính năng ưu việt (APK) – Cùng Phép Thuật Technology tìm hiểu!
- Tuyệt chiêu sử dụng iPhone 4s đầy đủ cho beginner
- 4 cách khắc phục lỗi không tắt được máy tính trên Windows nhanh chóng
- Cách bảo quản đồng hồ dây da đúng cách, tránh hư hỏng
- Thực hư chuyện dùng chai nhựa đựng nước để trong tủ lạnh gây ung thư
- Top 10 tivi tốt nhất, bán chạy năm 2017 tại Điện máy XANH
Một bệnh nhân quê Long An đã được bảo hiểm chi trả khoảng 40 tỷ đồng để điều trị bệnh liên quan tới máu.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cuối tháng 7 thông tin, 18 tháng qua (từ năm 2021 đến tháng 6/2022), có 4 bệnh nhân được quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả 3-4 tỷ đồng/người. Trong đó có hai người bị thiếu yếu tố VIII di truyền, thuộc đối tượng bảo trợ xã hội.
Đó là người đàn ông 38 tuổi, quê ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Anh được quỹ BHYT chi trả số tiền cao nhất là hơn 3,9 tỷ đồng. Trước đó, hồi tháng 4/2021, Bệnh viện Chợ Rẫy, nơi nam bệnh nhân này điều trị, cho biết, anh đã được quỹ chi trả tổng cộng hơn 38 tỷ đồng cho nhiều năm điều trị.
Video đang HOT
Ca thứ hai là bệnh nhân 16 tuổi, quê Lạng Sơn, được thanh toán gần 3,09 tỷ đồng.
Yếu tố VIII là yếu tố cần thiết cho quá trình tạo cục máu đông. Việc thiếu hụt hay bất thường những yếu tố đông máu gây nên bệnh Hemophilia – bệnh máu khó đông.
Biến dạng cơ, khớp là biến chứng phổ biến của người bị bệnh máu khó đông.
Căn bệnh có chi phí điều trị siêu đắt đỏ
Đặc điểm nổi bật của bệnh là chảy máu khó cầm ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng hay gặp nhất là chảy máu khớp, cơ. Chảy máu cơ khớp tái phát nhiều lần dẫn tới biến dạng khớp, teo cơ. Nếu chảy máu ở những vùng nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong.
Chảy máu ở người bệnh Hemophilia cần được điều trị bằng bổ sung các yếu tố đông máu bị thiếu hụt càng sớm càng tốt (tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi chảy máu) để giảm thiểu các biến chứng lâu dài. Bệnh không thể chữa khỏi, người bệnh phải sử dụng thuốc cầm máu yếu tố VIII suốt đời.
TS Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hemophilia – Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, cho hay Hemophilia là một trong những căn bệnh có chi phí chữa tốn nhất hiện nay.
Chi phí cho mỗi lần điều trị lên tới hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng để bệnh nhân không tiếp tục chảy máu. Theo tính toán, với bệnh nhân nặng khoảng 50 kg, mỗi ngày hết ít nhất 10 triệu đồng tiền thuốc. Mỗi đợt có thể 2-3 ngày, nhưng cũng có khi lên tới cả tuần.
Một người mắc Hemophilia mỗi năm bị chảy máu tới 40 lần. Nếu điều trị tất cả các đợt, chi phí sẽ rất lớn do thuốc cầm máu yếu tố VIII là chế phẩm đắt tiền. Có bệnh nhân để lâu quá mới đến viện, điều trị lên tới 1-2 tỷ đồng/lần. Mỗi năm, họ phải điều trị nhiều lần.
Trước đây khi chưa được BHYT chi trả, người bệnh Hemophilia không dám tới viện điều trị, dẫn tới biến chứng nặng, tỷ lệ tàn tật nhiều, thậm chí tử vong. Đặc biệt, bệnh có tính di truyền, một nhà có tới 2-3 người cùng mắc.
Hiện quỹ BHYT chi trả gần như toàn bộ chi phí điều trị cho bệnh này và các loại thuốc kèm theo.
Bệnh có phải chỉ có ở nam giới?
TS Nguyễn Thị Mai cho biết đa số bệnh nhân Hemophilia là nam giới. Bệnh này gặp ở khắp nơi trên thế giới với tỷ lệ khoảng 1/10.000 trẻ trai mới sinh.
Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 6.700 bệnh nhân Hemophilia A. Hầu hết các bệnh nhân đang điều trị còn rất trẻ. 2/3 trong số đó thuộc những gia đình có tiền sử bệnh này.
Hầu hết bệnh nhân máu khó đông là nam giới nhưng không có nghĩa nữ giới không mắc bệnh dù rất hiếm. Phụ nữ mang gene Hemophilia có khả năng truyền gene cho con trong mỗi lần mang thai.
Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương hiện là đơn vị điều trị lớn nhất ở Việt Nam. Cơ sở này đang quản lý, điều trị khoảng gần 2.000 người bệnh.
Trung tâm mới ghi nhận một vài trường hợp nữ giới bị bệnh do bố bị bệnh và mẹ mang gene; hoặc do bất hoạt nhiễm sắc thể X trong quá trình bào thai. Một số phụ nữ mang gene có yếu tố VIII/IX thấp cũng được coi là bệnh nhân mức độ nhẹ.
Nơi đây cũng từng ghi nhận bé gái đầu tiên mang cả 2 gene bệnh hemophilia A và hemophilia B (do bố là người bệnh Hemophilia A và mẹ mang gene Hemophilia B). Em trai của bé này bị bệnh Hemophilia B do di truyền từ mẹ.
Tin liên quan
- Thanh niên 27 tuổi không thể tìm việc vì có ngoại hình giống hệt cậu bé 10 tuổi
- Căn bệnh có tỷ lệ tử vong lên tới 30%
- Mắc bệnh lạ, bé gái có mái tóc bù xù giống hệt nhà khoa học Albert Einstein
- Gia tộc Samsung – Người giàu cũng khóc: Căn bệnh hiểm nghèo bí ẩn đeo bám nhiều thế hệ
#_____#Sức_khỏe#_____#bệnh_lạ#_____#máu_khó_đông#_____#quỹ_bhyt#_____#chi_trả_số_tiền_cao_nhất#_____#một_bệnh_nhân_quê#_____#căn_bệnh_có_chi_phí#_____#điều_trị_siêu_đắt_đỏ#_____#bệnh_có_phải_chỉ_có_ở_nam_giới#_____bệnh_lạ_máu_khó_đông_quỹ_bhyt_chi_trả_số_tiền_cao_nhất_một_bệnh_nhân_quê_căn_bệnh_có_chi_phí_điều_trị_siêu_đắt_đỏ_bệnh_có_phải_chỉ_có_ở_nam_giới#_____
Trả lời